Hướng dẫn gia công tấm Laminate lên ván gỗ công nghiệp

Với nhiều cải tiến mới trong nghành gia công nội thất, hiện nhiều nhà thầu đã thay đổi tư duy sử dụng vật liệu ván gỗ công nghiệp dán vân Laminate để thay thế chất liệu gỗ tự nhiên. Nếu so về giá thành, gỗ tự nhiên mắc hơn nhiều so với gỗ công nghiệp, còn về màu sắc , gỗ công nghiệp khi được gia công Laminate hoàn toàn có thể cạnh tranh ngang bằng với gỗ tự nhiên. Ngoài ra, màu sắc Laminate rất phong phú nên quý khách hàng có thể dễ dàng lựa chọn cho mình một màu sắc gỗ ưng ý để thiết kế nội thất trong nhà.

 

Xem thêm:

> Bảng báo giá tấm nhựa pvc | Ưu điểm tấm nhựa pvc Plasker?

> Dịch vụ gia công phủ vân bề mặt gỗ công nghiệp

 

Hiện Ván Nhựa Sài Gòn chúng tôi đang nhận gia công phủ Laminate lên ván gỗ công nghiệp, ván MDF, MFC, HDF, gỗ cao su,… nhằm phục vụ nhu cầu đang ngày càng gia tăng trên thị trường nội thất hiện nay.

Ngoài ra, chúng tôi sẽ cung cấp một ít kinh nghiệm cho quý khách có nhu cầu trong việc gia công tấm Laminate  lên bề mặt gỗ công nghiệp bằng 5 bước đơn giản dưới đây:

 

5 Bước gia công tấm Laminate trên ván gỗ công nghiệp

 

1. Cắt quy cách tấm Laminate

– Kích thước tiêu chuẩn của ván gỗ công nghiệp và tấm Laminate là 1.2m X 2.4m

– Ngoài ra, quý khách có thể yêu cầu cửa hàng bán tấm Laminate cắt theo kích thước yêu cầu nếu ván gỗ công nghiệp được cắt với kích thước khác

– Làm sạch bề mặt bên dưới của tấm Laminate trước khi phủ keo để tránh tình trạng có hạt sạn và vật cứng làm hư hỏng bề mặt.

 

2. Xử lý bề mặt ván gỗ công nghiệp

– Sử dụng các thiết bị làm sạch bề mặt chuyên dụng trong hệ thống dán vân để đảm bảo bề mặt tiếp xúc giữa tấm Laminate và ván gỗ công nghiệp luôn sạch

– Sau công đoạn làm sạch, quý khách cần sắp xếp vật liệu ở nơi không bụi bẩn trước khi qua quá trình dán vân

 

3. Dán Laminate lên bề mặt ván gỗ công nghiệp

– Di chuyển ván gỗ công nghiệp lên hệ thống băng tải và di chuyển từ từ qua hệ thống lăn keo, nhằm tạo một với keo phủ trên toàn bộ bề mặt của ván gỗ.

– Tiếp theo điều chỉnh 4 góc của tấm Laminate sao cho thật chính xác vào 4 góc của ván gỗ

– Tiếp tục di chuyển ván gỗ theo băng tải qua máy ép chuyên dụng trong hệ thống phủ vân bề mặt để ép dính 2 bề mặt của sản phẩm lại với nhau để tạo ra thành phẩm mới : ván gỗ công nghiệp phủ Laminate

Lưu ý:

– Khi dán, kỹ thuật viên cần tỉ mỹ trong việc ép mép Laminate để tránh cho không khí còn tồn đọng dẫn đến tình trạng phồng rộp gây mất thẩm mĩ.

– Kiểm tra thật kĩ thành phẩm bằng cách rọi đèn pin xem bề mặt có bị trầy trước hoặc gẩy đứt gì không trong quá trình ép, hoặc tình trạng xuất hiện bong bóng trên bề mặt để có hướng giải quyết kịp thời trước khi bàn giao sản phẩm.

– Vệ sinh keo thừa còn sót lại tại các vị trí mép viền của ván gỗ công nghiệp, quý khách có thể sử dụng khăn tẩm dung môi chuyên dụng để tẩy keo.

 

4. Dán viền cạnh cho tấm gỗ

– Sau khi hoàn thành quá trình dán bề mặt, tiếp theo ta cần dán viền cạnh của ván gỗ công nghiệp để tạo độ đồng nhất về màu sắc. Quý khách có thể sử dụng nẹp viền theo từng loại màu sắc vân gỗ để dán viền canh. Dưới đây là một số lưu ý khi dán viền:

– Bôi keo đều lên bề mặt cạnh viền của ván gỗ

– Có thể sử dụng tay hoặc máy dán để nẹp viền chỉ lên bề mặt viền gỗ đã phun keo ( cần độ chính xác cao )

– Sử dụng máy bào để bào gọt các đường cạnh lại cho phẳng mịn và đẹp mắt.

Ngoài ra, cửa hàng Ván Nhựa Sài Gòn còn cung cấp cho quý khách hàng các mẫu nẹp viền mới nhất, thông dụng nhất trên thị trường với giá cả hợp lý..

 

5. Phơi ván gỗ công nghiệp phủ Laminate

– Thành phẩm sau khi gia công cần phơi khô từ 24 đến 48h ( tùy vào độ dày của tấm Laminate )  trong điều kiện thời tiết bình thường